Menu

Trẻ biếng ăn, nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả nhất

Kết quả: 5/5 - (59 phiếu bầu)

Biếng ăn là tình trạng thường gặp ở trẻ. Biếng ăn kéo theo nhiều hệ lụy tiêu cực trong việc phát triển trí tuệ lẫn tầm vóc, thể trạng của trẻ. Khi trẻ biếng ăn mẹ thường đặt ra những câu hỏi: Trẻ biếng ăn là do đâu? Khi trẻ biếng ăn thì phải làm sao?  Đây được xem như "mục tiêu" của hầu hết các mẹ bỉm sữa nhắm tới, nhằm cải thiện tình trạng ăn uống "tồi tệ" của con mình. Cùng đọc bài viết dưới đây để xem con mình đang vướng phải nguyên nhân nào từ đó tìm ra cách khắc phục hiệu quả nhất nhé!

 

   Xem thêm

 

 

Các dấu hiệu biếng ăn ở trẻ

 

Trẻ biếng ăn

 

Khi đã qua thời gian sơ sinh, bắt đầu ở giai đoạn biết đi, trẻ có những nhận định riêng về thức ăn và phản ứng với chuyện ăn uống rất khác nhau. Mẹ cần đặc biệt chú ý chế độ dinh dưỡng của trẻ trong giai đoạn này.

Trẻ cần được làm quen và thích ứng để không bị "lạ lẫm" với nhiều món ăn mới về sau. Cha mẹ cũng nên quan sát và tìm hiểu để nhận biết những triệu chứng khi con biếng ăn.Trẻ từ đủ 6 tháng trở lên và trên 1 tuổi là giai đoạn thường xảy ra tình trạng biếng ăn nhất với những biểu hiện chung như sau:

 

Bữa ăn có “thời lượng dài”

Thời gian mỗi bữa ăn thể hiện chính xác tình trạng, cấp độ lười ăn ở trẻ. Thông thường, thời gian một bữa ăn của trẻ chỉ cần 15-20 phút là xong. Bữa ăn của trẻ  với bữa chính tốt nhất là ăn trong khoảng 30 phút còn bữa ăn của trẻ nhỏ với bữa phụ là khoảng 20 phút.

Nhưng trường hợp kéo dài trên mức trung bình có thể trên 30 phút hay thậm chí là một giờ đồng hồ thay vì 15-20 phút như thông thường. Như vậy, con bạn đã bắt đầu có biểu hiện đầu tiên báo hiệu giai đoạn biếng ăn.

 

Quấy nhiễu, “chống đối” trong thời gian ăn

Sẽ là cực “cực hình” với cha mẹ nếu ở trẻ sẽ có các hành động chống đối, phản kháng, bất hợp tác như: la khóc, né tránh, sợ thức ăn, quấy phá, lấy tay che miệng, lắc đầu khi mẹ đút thức ăn, ngậm chặt miệng, ăn không chịu nhai, không chịu nuốt và chỉ ngậm, thậm chí nhiều trẻ còn có phản ứng nôn chớ, khóc lóc khi mẹ bón thức ăn... trong giờ ăn là những biểu hiện trẻ đang gặp vấn đề biếng ăn, sợ ăn.

 

Lượng thức ăn hay số bữa ăn của trẻ bị giảm dần

 

trẻ biếng ăn

 

Tùy thuộc vào từng độ tuổi mà số bữa ăn và lượng thức ăn của trẻ sẽ khác nhau. Một trong những tiêu chí đánh giá rất đúng cho các mẹ về việc con của mình có bị biếng ăn hay không đó là mức độ giảm sút của khẩu phần ăn mỗi bữa, số lượng bữa mỗi ngày.

 

Trường hợp trẻ ăn ít hơn so với khẩu phần ăn chuẩn theo tuổi, số bữa ăn, lượng thức ăn, khẩu phần ăn của trẻ ăn được trong mỗi bữa ít hơn so với các trẻ cùng độ tuổi. Chẳng hạn như 1 tuổi cần ăn 3 - 4 bữa bột/ngày kết hợp thêm khoảng 500ml sữa, nhưng nếu chỉ ăn được 2 bữa và uống  ít hơn 250ml sữa mỗi ngày thì được gọi là biếng ăn.

 

Trẻ  chỉ ăn 1 vài loại thức ăn nhất định, không chịu ăn món mới

Trẻ ăn rất ít, ăn nhiều sẽ bị nôn trớ, trẻ không có cảm giác đói, đòi ăn, chỉ ăn một vài món yêu thích, có trẻ còn kén ăn hoặc không chịu ăn cơm, chỉ uống đồ uống hay uống nước ngọt. Khi thay đổi món mới trẻ luôn tỏ ra bất hợp tác, e ngại, ăn ít hơn hẳn và quấy khóc. 

 

Cân nặng của trẻ nhẹ hơn so với cân nặng chuẩn

Khi biếng ăn ở trẻ xảy ra, cân nặng của trẻ tụt đi hoặc không tăng hay tăng rất chậm, có thể cân nặng nhẹ hơn so với cân nặng chuẩn. Bởi vậy, thông qua các chỉ số về cân nặng, việc thường xuyên theo dõi cân nặng và so sánh theo bảng tiêu chuẩn của WHO - tổ chức y tế thế giới để xem trẻ có phát triển đúng chuẩn hay không, có bị suy dinh dưỡng do biếng ăn không.

 

Nếu cân nặng không đạt, ở dưới mức tiêu chuẩn chung thì rất có thể con đang lười ăn, kém ăn hơn so với lứa tuổi và đây cũng là trong những dấu hiệu biếng ăn ở trẻ.

 

Bảng chuẩn chiều cao cân nặng của trẻ năm 2020 cho trẻ gái ( từ 1-5 tuổi)

 

Tuổi

Cân nặng (kg)

Chiều cao (cm)

-2SD

M

+2SD

-2SD

M

+2SD

1

7.0

8.9

11.5

68.9

74.0

79.2

2

9.0

11.5

14.8

80.0

86.4

92.9

3

10.8

13.9

18.1

87.4

95.1

102.7

4

12.3

16.1

21.5

94.1

102.7

111.3

5

13.7

18.2

24.9

99.9

109.4

118.9

 

 

Bảng chuẩn chiều cao cân nặng của trẻ 2020 dành cho trẻ trai (từ 1-5 tuổi)

 

Tuổi

Cân nặng ( kg )

Chiều cao ( cm )

-2SD

M

+2SD

-2SD

M

+2SD

1

7.7

9.6

12.0

71.0

75.7

80.5

2

9.7

12.2

15.3

81.7

87.8

93.9

3

11.3

14.3

18.3

88.7

96.1

103.5

4

12.7

16.3

21.2

94.9

103.3

111.7

5

14.1

18.3

24.2

100.7

110.0

119.2

 

 

Ghi chú: SD (standard deviation) tức là sự lệch chuẩn.

WHO quy ước:

(-)SD: lệch chuẩn dạng thiếu cân

 M: Đạt chuẩn

 (+)SD: lệch chuẩn dạng thừa cân

Trong đó, khoảng dao động từ -1SD đến +1SD được xem là phát triển bình thường, <-2SD và >+2SD là có nguy cơ thiếu hoặc thừa cân.

 

Một số biểu hiện “bất bình thường” trong sinh hoạt

Ngoài ra, trẻ còn có một số biểu hiện “bất thường khác” như: Ít vui chơi, không hiếu động, chậm chạp, chậm phát triển, cơ bắp nhão, không tăng cân... Nếu trẻ không tăng cân trong 3 tháng liền thì rất có thể đó là dấu hiệu cảnh báo suy dinh dưỡng.

 

Nguyên nhân trẻ biếng ăn

 

trẻ biếng ăn

 

Nguyên nhân trẻ biếng ăn lâu ngày bắt nguồn từ đâu thì hãy cùng đi tìm hiểu và giải thích thắc mắc có liên quan sau đây như:

 

Liên quan tới yếu tố về sức khỏe

Trẻ bị bệnh, sức khỏe không tốt sau đây là sẽ dẫn đến tình trạng trẻ bỏ bữa, và cũng là nguyên nhân trẻ ăn không ngon.

Trẻ bị đau bụng, rối loạn đường tiêu hóa: Rối loạn tiêu hóa là những biểu hiện của loạn khuẩn đường ruột như: Dễ buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy, gây ra tình trạng chướng bụng đầy hơi, tiêu chảy hoặc táo bón. Tình trạng này sẽ khiến trẻ bị mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột làm giảm hấp thu thức ăn, làm trẻ mệt mỏi dẫ đến chán ăn.

 

Trẻ mọc răng, nhiệt miệng: Khoảng 1-2 tuổi là giai đoạn trẻ hoàn thiện quá trình mọc răng, điều này sẽ làm cho lợi của trẻ bị kích thích sưng đau cộng thêm sự rối loạn trong bài tiết nước bọt, ngoài ra những tổn thương về răng miệng khác cũng dễ gây biếng ăn ở trẻ như lở loét, nhiệt miệng… gây khó khăn cho việc ăn nhai.

 

Trẻ bị mắc các bệnh đường hô hấp: viêm mũi, viêm họng, viêm đường hô hấp... sẽ khiến trẻ cảm thấy khó chịu hoặc đau đớn khi ăn uống.


Khi trẻ bị cảm cúm, ho, sốt cũng như mắc các bệnh khác cũng sẽ làm cơ thể trẻ mệt mỏi cảm giác ăn không ngon miệng, chán ăn.

 

Thói quen không tốt của cha mẹ  

Trong bữa ăn cha mẹ chiều chuộng trẻ, để trẻ ăn trong thời gian quá lâu khiến trẻ chỉ ngậm thức ăn mà không  nhai, nhuốt.

Cách chăm sóc thiếu khoa học của cha mẹ cũng là lý do phổ biến  khiến trẻ lười ăn. Chẳng hạn như:

  • Khoảng cách các bữa ăn quá gần nhau hoặc xen kẽ bữa chính bữa phụ không phù hợp.
  • Cho trẻ ăn quà vặt, ăn bánh kẹo, nước ngọt hoặc các thực phẩm khó tiêu trước bữa ăn.
  • Chế độ ăn uống  không hợp lý, không phù hợp với lứa tuổi.

Cho trẻ dùng nhiều sữa ngoài hơn sữa mẹ: Các nghiên cứu chứng minh, các trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời và tiếp tục bú mẹ cho đến khi được 2 tuổi sẽ ăn uống ngon miệng hơn.

 

Thực đơn cho trẻ nhàm chán

Nhiều mẹ lười đổi món cho con, để trẻ ăn một món hết ngày này qua ngày khác, thực đơn của các món ăn không có sự đổi mới, nghèo nàn không đủ chất, không hấp dẫn, lặp đi lặp lại một cách nhàm chán 2,3  món trong nhiều ngày liên tục sẽ khiến khẩu vị của trẻ từ ngon chuyển sang ngán ngẩm dần dần trẻ chán ăn, bỏ bữa.

 

Món ăn không hợp khẩu vị của trẻ

 

trẻ biếng ăn

 

Trẻ nhỏ thường rất kén ăn, món ăn mà bạn thấy bổ dưỡng chưa hẳn là món trẻ muốn ăn. Dù biết rằng bạn đã lên thực đơn dinh dưỡng chuẩn khoa học để trẻ có thể được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng. Khi không hợp khẩu vị, trẻ sẽ không chịu ăn những món mà chúng không thích. Đây cũng là nguyên nhân trẻ ăn không ngon miệng.

 

Trẻ ăn quá nhiều bữa phụ và đồ ăn vặt

Khi mẹ cho trẻ ăn bữa phụ, đồ ăn vặt nhiều sẽ dẫn đến tình trạng trẻ no bụng đến bữa ăn chính sẽ ăn ít hoặc bỏ bữa.

Các món ăn vặt như: khoai tây chiên, bim bim, sữa, nước ngọt... sẽ khiến trẻ no bụng, không muốn ăn cơm, lười ăn. Hơn nữa những món ăn này chứa nhiều chất ngọt nhân tạo, nhiều dầu mỡ và tinh bột sẽ gây hại về thể chất và cả trí não của trẻ. Chưa kể đến, nếu ăn quá nhiều còn gây sâu răng, rối loạn tiêu hóa, táo bón, trẻo phì hay các vấn đề về tim mạch.

 

Cơ thể trẻ thiếu các khoáng chất và vitamin 

Sự thiếu hụt về một số loại khoáng chất như: Kẽm, selen, vitamin…sẽ khiến trẻ cảm thấy không ngon miệng và lười ăn. Nếu như không được bổ sung kịp thời, trẻ lười ăn, biếng ăn trong thời gian dài sẽ dẫn đến chậm lớn, gây suy dinh dưỡng, còi cọc hay chậm phát triển.

 

Trẻ không tập trung khi ăn

 

Trẻ không tập trung ăn

 

Trẻ trong giai đoạn tập đi, trẻ hiếu động sẽ thích khám phá thế giới xung quanh. Do vậy, trẻ thường ham chơi hay việc vừa ăn vừa xem ti vi cũng như nghịch đồ chơi không ngồi yên một chỗ, muốn khám phá mọi thứ, không tập trung vào bữa ăn và ăn ít, lười ăn hơn bình thường. Chính sự mất tập trung trong ăn uống dần dần sẽ thành thói quen gây ra tình trạng lười ăn, không muốn ăn vì mải chơi ở trẻ.

 

Trẻ biếng ăn do yếu tố tâm lý

Do tâm lý phản ứng lại khi có cảm giác bị cha mẹ ép buộc, thúc ép trong bữa ăn, dễ khiến trẻ sợ ăn, nảy sinh tâm lý chán ăn.

 

Nếu trong bữa ăn cha mẹ thường la mắng, dọa nạt, quát tháo... sẽ khiến không khí bữa ăn căng thẳng, điều này vô tình sẽ khiến trẻ bị áp lực, sợ sệt trong mỗi bữa ăn dẫn đến trẻ biếng ăn, không muốn ăn, sợ ăn hơn. Thậm chí nhiều trẻ sợ hãi, khóc thét nôn trớ thức ăn và đêm ngủ hay giật mình hoảng hốt.

 

Nhiều bậc phụ huynh bắt ép con ăn vào những lúc trẻ đang còn rất no, ép buộc con phải ăn bằng mọi cách. Điều này là nguyên nhân trẻ trở nên kén chọn đối với thức ăn. 

 

Yếu tố di truyền

 

biếng ăn do di truyền

 

Biếng ăn cũng có thể do di truyền: Nếu bố mẹ từng biếng ăn thì khả năng cao con cũng bị di truyền. Hay những trường hợp trẻ được sinh ra ở các gia đình có tiền sử mắc các bệnh viêm khớp, viêm đại tràng, suy thận, xơ gan…. thì trẻ có nguy cơ biếng ăn cao hơn ở trẻ ở những gia đình khác.

 

Thay đổi môi trường sống

Khi trẻ bắt đầu đến trường và đi học – môi trường sống thay đổi nhanh chóng, một môi trường mới sẽ khiến trẻ chưa kịp thích nghi, trẻ có tâm lý hoang mang, sợ sệt tâm lý căng thẳng khiến trẻ cảm thấy không muốn ăn, sợ ăn. Tình trạng này kéo dài sẽ gây ra những ảnh hưởng đến tâm lý, sức khỏe cũng như sự phát triển thể chất của trẻ.

 

Hậu quả của việc trẻ biếng ăn

 

Hậu quả của trẻ biếng ăn

 

Trẻ biếng ăn kéo dài có thể gây tác hại nghiêm trọng về cả thể chất lẫn trí tuệ ở nhiều mặt như sau:

 

Suy dinh dưỡng

Hậu quả dễ dàng nhận thấy nhất đó là vấn đề suy dinh dưỡng, trẻ không đáp ứng các chỉ số tăng trưởng, cơ thể, thể trạng còi cọc, thấp trẻ, gầy gò, xanh xao, chậm phát triển trí tuệ hơn so với các bạn đồng trang lứa.

 

Thiếu hụt dưỡng chất, gây rối loạn tăng trưởng

Theo các chuyên gia, có 5 nhu cầu dinh dưỡng quan trọng mà trẻ cần là: Nhu cầu về năng lượng, chất đạm (protein), nhu cầu về chất trẻo (lipid), nhu cầu về các loại vitamin, nhu cầu về chất khoáng và các yếu tố vi lượng, nhu cầu về nước,…

 

Với những trẻ biếng ăn, chắc chắn các nhu cầu này sẽ không được đảm bảo, dẫn đến tình trạng mất cân đối vi chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển. Khi không được đảm bảo cả về số lượng lẫn chất lượng dưỡng chất, trẻ biếng ăn sẽ luôn cảm thấy mệt mỏi, mất tập trung và tư duy kém.

 

Khi trẻ biếng ăn, nguồn dưỡng chất nạp vào cơ thể mỗi ngày không đáp ứng đủ nhu cầu phát triển. Mặt khác, trẻ sẽ không có cơ hội hấp thu đủ các vi chất quan trọng mà cơ thể chỉ cần một lượng nhỏ nhưng nếu thiếu lại có thể gây ra tác hại vô cùng nghiêm trọng như: Thiếu vitamin A khiến khô mắt, khô giác mạc có thể dẫn đến mù lòa, thiếu vitamin B1 có thể gây tê phù; thiếu sắt có nguy cơ gây thiếu máu; thiếu vitamin D, canxin gây bệnh còi xương, rối loạn trưởng…

 

Trí não chậm phát triển

 

trí não chậm phát triển

 

Dinh dưỡng là một trong ba yếu tố không thể thiếu, quyết định sự phát triển toàn diện về trí tuệ của trẻ (dinh dưỡng, gen, môi trường học tập và rèn luyện). Trẻ biếng ăn kéo dài sẽ gặp phải nguy cơ thiếu một hoặc nhiều chất quan trọng tác động đến sự hoạt động hiệu quả của bộ não như: Protein, Omega 3, Omega 6, DHA, Sắt, Taurin, chất trẻo... Việc này khiến trẻ hay mệt mỏi, tư duy kém, giảm khả năng tập trung.

 

Hầu hết các nghiên cứu lâm sàng đã chỉ ra, trẻ bị biếng ăn thường  thua kém hơn hẳn về điểm trí tuệ so với trẻ được bổ sung đầy đủ dưỡng chất (14 điểm chuẩn MDI - Mental Developmental Index) và sự thua thiệt này có thể ảnh hưởng suốt 5 năm phát triển về sau của trẻ.

 

Suy giảm hệ miễn dich, dễ nhiễm bệnh

Khi trẻ ăn không đủ khẩu phần ăn thì cơ thể không cung cấp đủ các dưỡng chất thiết yêú khiến sức đề kháng-“bức tường bảo vệ” của trẻ bị suy giảm nghiêm trọng, cơ thể không đủ sức chống lại với các tác nhân gây bệnh bên ngoài. Do đó, trẻ biếng ăn kéo dài thường dễ ốm vặt, mắc các bệnh về đường tiêu hóa, hô hấp như: viêm họng, viêm phổi, tiêu chảy…

 

Ảnh hưởng đến phát triển chỉ số cảm xúc (EQ)

 

chỉ số cảm xúc của trẻ

 

Chỉ số cảm xúc hay còn gọi là chỉ số EQ. Trẻ có chỉ số EQ cao sẽ phát triển tốt khả năng giao tiếp, diễn đạt, hòa đồng với bạn bè, thích ứng nhanh với sự thay đổi của môi trường sống. Có thể xem đây chính là nền tảng tốt giúp trẻ hoàn thiện nhân cách, kỹ năng cần thiết để thành công trong tương lai.

 

Ngược lại, trẻ biếng ăn kéo dài thường có chỉ số EQ thấp, trẻ có xu hướng thụ động, sống thu mình, khó hòa nhập, thiếu bạn bè… lâu dài có thể dẫn đến tự kỷ, học kém, khó thành đạt.

 

Ảnh hưởng tâm sinh lý

Những trẻ biếng ăn không có đủ dinh dưỡng sẽ ngại vận động, không thích vui đùa nên thường xuyên cảm thấy mệt mỏi,  ủ rũ, buồn bã, chậm chạp, hay cáu gắt, tách biệt với môi trường xung quanh, tính cách lập dị so với các bạn đồng trang lứa. Lâu ngày sẽ có nguy cơ cao bị trầm cảm, tự kỷ.

 

Cách trị biếng ăn ở trẻ

 

cách trị trẻ biếng ăn

 

Trang trí món ăn đẹp, lạ mắt

Mẹ đang loay hoay tìm cách kích thích trẻ biếng ăn thì đừng bỏ qua nguyên tắc này nhé.

 

Các mẹ hãy dành chút thời gian với việc thử sáng tạo, quan tâm đến tính đa dạng trong việc trang trí món ăn cho trẻ. Trang trí các loại thức ăn khiến chúng trở nên hấp dẫn, bắt mắt với những hình thù ngộ nghĩnh, đa dạng màu sắc, để con tự do lựa chọn loại thức ăn mà mình thích. Biến bữa ăn của trẻ trở thành một tiết học thú vị về màu sắc, con vật, đồ vật, thế giới quan xung quanh,…

 

Bên cạnh đó, lựa chọn cho trẻ những bộ bát, đìa, thìa đủ màu sắc rực rỡ với hình ảnh đáng yêu, ngộ nghĩnh để kích thích trẻ hứng thú hơn với những bữa ăn. Tâm lý của rất thích một đĩa thức ăn đầy màu sắc, trẻ sẽ cảm thấy hào hứng và tự tin rằng mình có thể ăn hết chỗ thức ăn đó dễ dàng. Những điều này nhằm giúp tạo cảm hứng để trẻ ăn được nhiều hơn.

 

Thực đơn cho trẻ biếng ăn

 

thực đơn cho trẻ biếng ăn

 

Mẹ hãy xây dựng thực đơn khoa học, đảm bảo dinh dưỡng của trẻ và chú ý một số lưu ý như sau:

  • Thực đơn của trẻ phải được thay đổi thường xuyên, liên lục và đa dạng.
  • Nếu mẹ muốn cho trẻ ăn món mới hãy cho ăn vào buổi sáng vì đây là khoảng thời gian trẻ đói nhất và cũng là lúc hệ tiêu hóa trẻ hoạt động tốt nhất. 
  • Để tăng cường chất dinh dưỡng vào thực đơn của trẻ cần cân bằng 4 nhóm chất: chất đường bột, chất đạm, chất trẻo, vitamin và khoáng chất. Tuy nhiên mẹ cũng cần chú ý cách chế biến, bảo quản đúng cách để không làm hao hụt dinh dưỡng.
  • Thêm năng lượng cho trẻ  bằng cách tăng lượng dầu thực vật. Mẹ có thể thêm một đến hai muỗng canh dầu gấc vào mỗi chén bột, cháo của trẻ.
  • Mỗi ngày, trẻ biếng ăn suy dinh dưỡng cần ăn 5-6 bữa thay vì 3 bữa. Sau khi ăn bữa chính, nếu trẻ ăn ít, mẹ có thể cho trẻ uống thêm sữa, hay ăn hoa quả… để cung cấp thêm chất dinh dưỡng.
  • Nên chia nhỏ bữa ăn của trẻ thành nhiều bữa trong ngày để hệ tiêu hóa của trẻ làm việc không bị “quá tải” và hấp thu dinh dưỡng tốt hơn.
  • Thiết kế bữa ăn đa dạng, phù hợp với lứa tuổi của trẻ. Mẹ không nên cho trẻ ăn quá nhiều hay quá ít một loại thức ăn nào đó. Cần dựa vào giai đoạn phát triển, tình trạng sức khỏe của trẻ để lựa chọn cách chế biến thức ăn phù hợp.
  • Mẹ cần chịu khó đổi thực đơn cũng như học cách chế biến những món ăn mới từ những nguyên liệu cũ. Đồng thời hãy chú ý đến hương vị, màu sắc, độ dinh dưỡng để kích thích sự thèm ăn của trẻ.
  • Hãy cho trẻ được bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời, không nên cho trẻ ăn dặm quá sớm. Khi trẻ ăn dặm, nên cho trẻ tập ăn dặm dần từ ít đến nhiều, từ loãng đến sền sệt rồi mới đến đặc. Khi trẻ đang mọc răng hoặc bị ốm bệnh, mẹ nên chế biến các đồ ăn mềm, lỏng để giúp trẻ dễ ăn và dễ hấp thu hơn.

 

Từ bỏ tư tưởng nhồi nhét, ép trẻ ăn bằng mọi cách

Khi thấy trẻ chán ăn hay ăn ít hơn những đứa trẻ khác, cha mẹ không nên ép trẻ ăn. Các biện pháp như răn đe, dọa nạt, quát tháo... sẽ chỉ làm tình trạng biếng ăn của trẻ trở nên nghiêm trọng hơn do tâm lý hoảng sợ của trẻ.

 

Thay vào đó nếu trẻ không thích ăn thịt thì hãy thay bằng cá, trứng… Nếu trẻ sợ ăn rau, thay vì bực bội  hãy cho trẻ ăn thêm trái cây đó cũng là một cách.

 

Đồng thời cũng đừng tìm đủ mọi cách để ép trẻ ăn nhiều hơn như: Bế đi ăn rong, cho xem tivi, chơi điện thoại...vì chính những  hình thức này sẽ khiến trẻ ỷ lại và tình trạng biếng ăn của trẻ càng trở nên trầm trọng hơn.

 

Không nên làm trẻ bị căng thẳng

 

trẻ căng thẳng

 

Khi cho trẻ ăn, bố mẹ tuyệt đối không nên ép, khiến trẻ bị căng thẳng và hình thành cảm giác sợ ăn. Thay vào đó mỗi bữa ăn, bố mẹ chỉ nên cho trẻ ăn từng phần nhỏ. Sau khi trẻ ăn hết một phần, bố mẹ lại cung cấp phần tiếp theo.

 

Tránh để trẻ xem tivi hoặc nghịch điện thoại, chơi đồ chơi trong giờ ăn, làm phân tán sự tập trung của trẻ vào việc ăn uống. Khi trẻ tự ăn, cha mẹ cũng nên vỗ tay khen ngợi nhằm khuyến khích và động viên, giúp trẻ thích thú, từ đó trẻ sẽ ăn ngon miệng hơn.

 

Đồng hành cùng trẻ trong bữa ăn

Cho trẻ ngồi ăn cùng bàn với  thành viên trong gia đình, vừa tạo cho trẻ không khí vui vẻ trong bữa ăn vừa khuyến khích trẻ ăn nhiều vừa góp phần tạo tính tự lập cho trẻ ngay từ nhỏ.

 

Khoảng cách giữa các bữa ăn hợp lý

Dù trong trường hợp trẻ có ăn ít đi chăng nữa nhưng mỗi bữa ăn của trẻ chỉ nên kéo dài trong khoảng 20- 30 phút. Nhờ đó, mà trẻ không chỉ tránh được áp lực tâm lý đồng thời vừa giúp thiết lập thói quen ăn uống tích cực, vừa đảm bảo thức ăn không bị nguội, kém hấp dẫn hơn. Ngoài ra còn kích thích khả năng tự điều chỉnh lượng thức ăn cần nạp vào cơ thể của trẻ. 

 

Mẹ nên sắp xếp thời gian giữa các bữa chính và giữa bữa chính và các bữa phụ hợp lý. Nên quan sát khi nào trẻ thường thấy đói, sau đó hãy tập cho trẻ ăn vào những giờ ăn cố định để tạo nếp sinh hoạt khoa học cho trẻ, tốt nhất nên cách khoảng từ 4 -5 tiếng bởi:

  • Nếu khoảng cách giữa các bữa ăn quá gần: Trẻ chưa cảm thấy đói bởi thức ăn chưa được tiêu hóa hết.
  • Nếu khoảng cách giữa các bữa ăn quá xa hoặc trẻ bị bỏ đói trẻ: Làm tình trạng biếng ăn thêm xấu đi do trẻ đã cảm thấy mệt.

 

Để trẻ tự ăn, tự trải nghiệm

Khi trẻ đã 2-3 tuổi hãy để trẻ tự chọn tư thế ngồi ăn cũng như tự xúc thức ăn, việc này có thể khiến trẻ hơi lấm lem một chút nhưng trẻ sẽ phát huy được tính tự lập, tự chủ trong việc ăn uống ngay từ khi còn nhỏ, hơn nữa trẻ còn có thể cảm nhận được hương vị của món ăn và ăn ngon miệng hơn. Làm như vậy vừa giúp rèn luyện tính tự lập ngay từ những năm tháng đầu đời vừa để trẻ thấy được rằng việc ăn uống là niềm vui.

 

Luôn kiên nhẫn, bình tĩnh với trẻ khi thử đồ ăn mới

Việc giúp trẻ trải nghiệm những nhóm thực phẩm mới, nhất là với những trẻ biếng ăn không hề dễ dàng. Một trong những mẹo để giải quyết vấn đề này là bố mẹ hãy  kiên nhẫn cùng con trải nghiệm giúp con làm quen từng chút một.

 

Không cho trẻ ăn vặt

Nếu trẻ ăn quá nhiều quà vặt, bánh kẹo sẽ gây nên tình trạng đầy bụng, khó tiêu làm trẻ ăn không ngon miệng, bởi vậy hãy loại bỏ hoặc giảm đồ ăn vặt, không cho trẻ ăn bánh kẹo, nước ngọt, bim bim... trước bữa ăn chính. Hạn chế cho trẻ uống nhiều nước trước và trong bữa ăn.

 

Bổ sung lợi khuẩn và vi chất dinh dưỡng

 

bổ sung lợi khuẩn

 

Song song với việc thực hiện những biện pháp tâm lý, để kích thích cảm giác thèm ăn tự nhiên của trẻ cha mẹ thường nghĩ trẻ biếng ăn uống thuốc gì thì sẽ giúp trẻ ăn ngon miệng và trị biếng ăn hiệu quả hơn.

 

Khi đó cha mẹ hãy nhờ đến sự trợ giúp của các sản phẩm bổ sung có chứa selen, kẽm, các vitamin nhóm B cũng như bổ sung thêm lợi khuẩn giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh, giúp trẻ cảm thấy thèm ăn và các vi chất cần thiết cho cơ thể giúp tăng cường sức đề kháng, ăn ngon và phát triển toàn diện.

 

Nên bổ sung thêm men vi sinh để trẻ có thể hấp thu hết được thức ăn, tạo cảm giác ngon miệng cho các bữa ăn kế tiếp.

 

Tham khảo ý kiến của bác sĩ

Nếu trẻ biếng vì những nguyên nhân từ bệnh lý, mẹ nên nhanh chóng đưa trẻ đi khám. Lúc này, trẻ cần được điều trị theo chỉ định của bác sĩ song song với việc tăng cường chăm sóc, bổ sung dinh dưỡng.

 

Bên cạnh đó thiết kế khẩu phần ăn của trẻ dựa theo tháp dinh dưỡng qua việc tham khảo ý kiến của bác sĩ. Ngoài ra thông qua các xét nghiệm, bác sĩ sẽ cho bạn biết Biếng ăn của trẻ xuất phát từ nguyên nhân nào? Nhu cầu dinh dưỡng cụ thể của trẻ ra sao? Từ đó bạn có thể điều chỉnh bữa ăn cho trẻ phù hợp và khoa học hơn.

 

Như vậy, phát hiện sớm dấu hiệu biếng ăn không những có thể đưa ra các biện pháp khắc phục kịp thời, hiệu quả mà còn có thể ngăn chặn được những hậu quả nặng nề do tình trạng này gây ra. Hy vọng với những chia sẻ trên sẽ cung cấp thêm thông tin bổ ích cho cẩm nang nuôi con của gia đình bạn, giúp bạn có những giải pháp phù hợp cho trẻ biếng ăn.

 

Từ khoá tìm kiếm

Trẻ biếng ăn, nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả nhất 

Nguyên nhân trẻ biếng ăn

Thuốc cho trẻ biếng ăn

Thực đơn cho trẻ biếng an

Thực trạng trẻ biếng ăn

Tư vấn cho trẻ biếng an

Cách trị trẻ biếng an


 

 

 

PGS. TS. BS Nguyễn Thị Lâm - Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia chia sẻ về sữa NATRUMAX

Thông tin liên hệ

Hotline & Zalo: 0901.311.686

Địa chỉ: số 73/99 Nguyễn Lương Bằng, Đống Đa, Hà Nội

Website: http://natrumaxvn.com

Email: vnnatrumax@gmail.com

Chat với chúng tôi