Menu

Cách phát hiện nanh sữa ở trẻ sơ sinh, mẹ nên xử lý thế nào khi trẻ sơ sinh có nanh sữa?

Kết quả: 5/5 - (58 phiếu bầu)

Chủ đề bài viết hôm nay chúng ta cần giải quyết đó là Cách phát hiện nanh sữa ở trẻ sơ sinh, mẹ nên xử lý thế nào khi trẻ sơ sinh có nanh sữa?. Để giải quyết vấn đề này chúng ta sẽ cần làm rõ hiện tượng nanh sữa ở trẻ sơ sinh là gì?, vì sao trẻ sơ sinh có nanh sữa?, dấu hiệu hình ảnh nhận biết nanh sữa ở trẻ sơ sinh, nanh sữa ở trẻ sơ sinh có gây nguy hiểm không? cách chữa trị nanh sữa ở trẻ sơ sinh.

 

nanh sữa ở trẻ sơ sinh

 

Trong quá trình đồng hành và chứng kiến con được chào đời ba mẹ nào cũng rất vui mừng và hạnh phúc. Nhưng bên cạnh đó không ít ba mẹ cũng lo lắng khi con họ gặp phải những vấn đề liên quan đến sức khỏe khi mới sinh, có rất nhiều vấn đề nhưng một trong số vấn đề không kém phần khiến ba mẹ lo lắng đó là hiện tượng mọc nanh sữa ở bé, đồng thời cha mẹ cũng muốn biết nguyên nhân là do đâu? Nó có ảnh hưởng gì cho bé không, từ đó tìm ra cách xử lý cũng như chữa trị cho bé.

 

Hiện tượng nanh sữa ở trẻ sơ sinh là gì?

 

nanh sữa ở trẻ sơ sinh

 

Nanh sữa ở trẻ sơ sinh còn được gọi là nang lợi của bé, có tên khoa học Gingival Cyst of Newborn hay nang lá răng (Dental Lamina Cyst) là một loại tổn thương lành tính hay gặp của  niêm mạc miệng trong một thời gian ngắn ở bé sơ sinh. Trong dân gian còn có cách gọi khác là “đẹn”. 

 

Nanh sữa (hay đẹn) là các đốm nhỏ xuất hiện trên lợi của trẻ sơ sinh có màu trắng và thường bị nhầm lẫn với việc mọc răng nanh ở bé. Nhiều bậc cha mẹ vẫn còn nhầm tưởng tình trạng này xảy ra ở bé là do bị thiếu canxi hoặc là từ vết đóng cặn của sữa khi không vệ sinh răng miệng cho bé, vì những hiểu lầm như vậy đôi khi cha mẹ cho rằng đây là biểu hiện của một bệnh nguy hiểm nào đó.

 

Nhưng theo các chuyên gia, nanh sữa ở trẻ sơ sinh là một tổn thương lành tính, ít gây biến chứng nguy hiểm và hầu hết các nanh sữa sẽ tự rụng sau 3 – 6 tuần sau khi bé sinh ra mà không để lại dấu vết gì. Tuy nhiên cũng có những trường hợp nanh sữa gây ra một số biểu hiện như đau, khó chịu khiến bé quấy khóc liên tục, hay gặp khó khăn khi ăn uống hoặc khi bú mẹ thì tốt nhất mẹ nên nhờ đến sự can thiệp giúp đỡ của bác sĩ nhi khoa.

 

Vì sao trẻ sơ sinh có nanh sữa?

 

nanh-sua-tre-so-sinh-f

 

Bản chất thực sự của nanh sữa là một loại nang có vỏ mỏng, bên trong lòng chứa đầy chất keratin màu trắng - là một sản phẩm bị thoái hóa của những biểu mô sừng hóa, khi biểu mô sừng hoá của bé bị thoái hoá sẽ khiến cho chất keratin ở trong lòng vỏ nang (vỏ nanh sữa) cũng thoái hoá theo. 

 

Cũng theo các chuyên gia nha khoa, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hiện tượng mọc nanh sữa ở trẻ sơ sinh là do trong quá trình hình thành mầm răng sữa ở thai nhi, các thành phần, mảnh vụn của tế bào tham gia tạo mầm răng đã không bị tiêu biến mà còn sót lại ở xương hàm và tạo thành nang ở lợi.

 

Bên cạnh đó việc xuất hiện nang ở lợi hay  còn mọc ở bên trong vòm miệng của bé, cũng là do mảnh vụn của các tế bào tuyến nước bọt bị vùi kẹt dưới niêm mạc xuất hiện ở vòm miệng của bé trong thời kỳ còn là bào thai. 

 

Như vậy, nguyên nhân vì sao có sự xuất hiện của nanh sữa ở trẻ sơ sinh không xuất phát từ yếu tố bên ngoài, các tác nhân tự nhiên từ ngoài môi trường mà là hoàn toàn do quá trình phát triển và sinh lý bình thường ở bé.

 

Dấu hiệu, hình ảnh nhận biết nanh sữa ở trẻ sơ sinh

 

nanh sữa ở trẻ sơ sinh

Hình ảnh nanh sữa ở trẻ sơ sinh 1

 

Theo những biểu hiện lâm sàng thường thấy khi mọc nanh sữa ở bé thì thường thấy xuất hiện một hoặc nhiều nốt mụn màu trắng hay vàng nhạt ở nông ngay dưới bề mặt niêm mạc lợi hàm trên và hàm dưới của bé. Với kích thước mỗi nang thường vào khoảng 2 – 3mm, có trường hợp to đến một cm nhưng trường hợp này hiếm gặp hơn.

 

nanh sữa ở trẻ sơ sinh

Hình ảnh nanh sữa ở trẻ sơ sinh 2

 

Nanh sữa ở trẻ sơ sinh thường xuất hiện ở bé từ 0 – 3 tháng tuổi hoặc muộn hơn một chút. Hầu hết các trường hợp nanh sữa không gây đau đớn hay khó chịu gì cho bé. Tuy nhiên cũng có trường hợp nanh sữa bị nhiễm khuẩn sẽ gây đau đớn cho bé. Khi đó, nanh vẫn có màu trắng nhưng niêm mạc lợi xung quanh rìa đốm trắng sẽ có màu đỏ, sưng lên thậm chí còn bị loét do sang chấn, có thể có sốt nhẹ. Các mẹ nên để ý những dấu hiệu này nó sẽ giúp mẹ có thêm một phần nào kiến thức và kinh nghiệm phát hiện ra hiện tượng mọc nanh sữa ở bé, giúp ích được cho mẹ trong quá trình nuôi dưỡng bé.

 

Nanh sữa ở trẻ sơ sinh có gây nguy hiểm không?

 

nanh sữa ở trẻ sơ sinh

 

Nanh sữa xuất hiện ở trẻ sơ sinh là một tổn thương lành tính rất hay gặp, ít biến chứng xuất hiện trong thời gian ngắn rồi tự biến mất, đa số không gây đau đớn, khó chịu cho bé nên thường không được người lớn phát hiện. Hầu như những trường hợp bé mọc nanh sữa không gây nguy hiểm cho sức khỏe của bé.

 

Tuy nhiên nếu trường hợp nanh sữa khiến bé đau nhức, ngứa ngáy, bé cảm thấy khó chịu, thường xuyên quấy khó, bé bỏ bú và bỏ ăn… Một số trường hợp nặng, nanh sữa vẫn có màu trắng nhưng niêm mạc lợi xung quanh rìa đốm trắng có màu đỏ, sưng dẫn đến bé có thể bị sốt nhẹ, tại vị trí mọc nanh sữa có thể bị loét do sang chấn. Tất cả những biểu hiện này là nanh sữa đã bị nhiễm khuẩn vì không được chăm sóc đúng cách.

 

Trong trường hợp này các bậc cha mẹ cũng không nên quá lo lắng, đặc biệt nhất là không nên tự ý nhể nanh sữa cho trẻ sơ sinh theo mẹo dân gian bởi nếu không được xử lý đúng cách, đảm bảo vệ sinh sẽ dẫn đến tình trạng nhiễm khuẩn nặng nề hơn c, khiến bé đớn đau và khó chịu hơn rất nhiều. Lúc này cách tốt nhất là bố mẹ hãy đưa bé đến gặp bác sĩ để tìm ra cách giải quyết, điều trị kịp thời, hiệu quả nhất cho bé và được tư vấn chăm sóc hợp lý.

 

Cách chữa trị nanh sữa ở trẻ sơ sinh

 

nanh sữa ở trẻ sơ sinh

 

Đa số các trường hợp mọc nanh sữa ở trẻ sơ sinh đều không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bé. Nhưng các mẹ cũng cần lưu ý và để tâm giúp mang lại sự thoải mái cho bé.

 

Khi phát hiện nanh sữa ở trẻ sơ sinh mẹ hãy giữ bình tĩnh để xử lý không nên quá lo lắng. Việc đầu tiên cần làm là hãy theo dõi những biểu hiện của con, cần xem xét, cần đánh giá xem nanh sữa có gây khó chịu gì cho bé không. Nếu thấy bé vẫn khỏe, bú bình thường, không có những dấu hiệu trên thì cha mẹ chỉ cần vệ sinh răng miệng cho bé thật tốt mỗi ngày và theo dõi thật kĩ kưỡng, sau khoảng 1- 2 tuần là nanh sữa sẽ tự biến mất.

 

 

Đối với trường hợp thấy bé quấy khóc, bú kém, bỏ bú mẹ… kiểm tra nanh sữa thấy sưng đỏ do nhiễm khuẩn thì mẹ nên  đưa  bé đến gặp bác sĩ nha khoa càng sớm càng tốt. Khi đó bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám kĩ lưỡng và có những can thiệp kịp thời, nhằm giúp bé bảo vệ tốt sức khỏe răng miệng cũng như sức khỏe cơ thể.

 

Một trong những biện pháp bác sĩ sẽ thực hiện để chích nhể nanh sữa cho bé, thì có cách làm như sau:

  • Dùng thuốc tê để bôi cho bé.
  • Sử dụng dụng cụ y tế đã được khử trùng để làm rách vỏ nang, sao cho nước màu trắng hoặc vàng bên trong nang vỡ ra ngoài.
  • Những vết nang sau khi bị chích sẽ tự khỏi và lành lại sau từ 1 đến 2 ngày.

 

Lưu ý: Các mẹ tuyệt đối không nên tự ý chích nhể nanh sữa cho bé ở nhà, đồng thời cũng không được dùng một số mẹo chữa nanh sữa cho trẻ sơ sinh trong dân gian để chữa trị vì điều này có thể gây đau đớn hơn cho bé do không đảm bảo vô khuẩn sẽ làm nhiễm trùng nặng hơn, khiến tình trạng của bé trở nên tồi tệ hoặc xấu hơn. Và điều quan trọng là cha mẹ vẫn nên đưa con mình tới các cơ sở y tế gặp bác sĩ để tìm ra cách giải quyết hữu hiệu nhất.

 

Việc nuôi con đối với mỗi bậc cha mẹ không chỉ là trách nhiệm hay là một hành trình gian nan, vất vả mà là tất cả tình yêu của cha mẹ dành cho con cái. Nhìn thấy con mình khỏe mạnh, vui tươi lớn lên mỗi ngày bất cứ người làm cha làm mẹ nào cũng sẽ có thêm động lực to lớn để cố gắng mỗi ngày. Tuy nhiên trong quá trình nuôi dưỡng con cái cha mẹ cũng gặp phải những biểu hiện lạ của con điều đó khiến cha mẹ hốt hoảng và lo sợ. Với những chia sẻ trên về hiện tượng, dấu hiệu nanh sữa ở trẻ sơ sinh cũng như cách chữa trị nanh sữa ở trẻ sơ sinh góp phần nào đó giúp ích cho cha mẹ hiểu rõ hơn về hiện tượng này, từ đó tìm ra cho con mình biện pháp cũng như cách chữa trị đơn giản và hiệu quả nhất nhé.

 


Từ khóa tìm kiếm bài viết:  Phát hiện nanh sữa ở trẻ sơ sinh. Mẹ nên xử lý thế nào khi trẻ sơ sinh có nanh sữa?

Hình ảnh nanh sữa ở trẻ sơ sinh

Mẹo chữa nanh sữa cho trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh bị mụn trắng ở lợi

Lợi trẻ sơ sinh có màu trắng

Lợi trẻ sơ sinh có màu vàng

Thuốc bôi nanh sữa

Hình ảnh bé bị nanh sữa

Thông tin liên hệ

Hotline & Zalo: 0901.311.686

Địa chỉ: số 73/99 Nguyễn Lương Bằng, Đống Đa, Hà Nội

Website: http://natrumaxvn.com

Email: vnnatrumax@gmail.com

Chat với chúng tôi