Danh mục sản phẩm
Phương pháp tăng sức đề kháng hiệu quả, đơn giản nhất cho trẻ hiện nay
Phương pháp tăng sức đề kháng hiệu quả, đơn giản nhất cho trẻ hiện nay sẽ là nội dung chính được đề cập trong bài viết này. Đầu tiên chúng ta phải hiểu sức đề kháng đóng vai trò rất quan trọng đối với cơ thể con người, đặc biệt là trẻ nhỏ, là nhân tố giúp kháng lại các virut và các tác nhân gây bệnh.
Khi trẻ có một sức đề kháng yếu hoặc không tốt sẽ là nguy cơ làm suy giảm hệ thống miễn dịch, tăng nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm…Chức năng tổng thể của sức đề kháng (hệ miễn dịch) là ngăn ngừa và hạn chế nhiễm trùng và bệnh tật. Khi hệ thống miễn dịch này trong cơ thể gặp vấn đề, trẻ sẽ dễ bị mắc các bệnh lý liên quan đến miễn dịch và đề kháng.
Vì vậy, việc tìm hiểu rõ sức đề kháng là gì cũng như thực hiện các phương pháp tăng sức đề kháng hiệu quả, đơn giản nhất cho trẻ hiện nay sẽ giúp bạn bảo vệ được sức khỏe cũng như giúp trẻ có một hệ miễn dịch tốt hơn cho cơ thể.
Xem thêm |
Sức đề kháng là gì?
Sức đề kháng của cơ thể là khả năng phòng vệ và chống lại các tác nhân xâm nhập vào cơ thể con người. Những tác nhân gây hại như: vi khuẩn, virus, vi nấm, ký sinh trùng hoặc đơn giản tác nhân là thay đổi thời tiết (thời tiết chuyển từ nóng sang lạnh, từ ẩm sang khô…) hoặc khói bụi & hóa chất từ môi trường, thực phẩm ăn uống hàng ngày… xâm nhập vào cơ thể gây ra các bệnh lý.
Khi sức đề kháng của cơ thể yếu, suy giảm hàng rào bảo vệ tự nhiên chính là điều kiện thuận lợi cho bệnh tật phát triển và tăng nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm. Sức đề kháng hay còn gọi là hệ miễn dịch được tạo thành từ protein, các mô cơ quan và mạng lưới các tế bào. Mạng lưới này phối hợp với nhau để nhận diện và chống lại các vi trùng, vi sinh vật có hại xâm nhập trong cơ thể hàng ngày.
Sức đề kháng tốt, mạnh mẽ có thể giúp trẻ giảm khả năng nhiễm virus, dị ứng và cúm. Bằng cách hiểu rõ sức đề kháng là gì và vai trò của chúng, bạn dễ dàng nhận biết được các thay đổi xảy ra trong cơ thể của trẻ và tìm ra cách giải quyết hợp lý.
Sức đề kháng của con người được chia làm 2 loại chính sức đề kháng tự nhiên và sức đề kháng thu được:
Sức đề kháng tự nhiên
Sức đề kháng tự nhiên là sức đề kháng bẩm sinh đã có trong cơ thể, với sức đề kháng này cơ thể có khả năng nhằm chống lại sự xâm nhập của các yếu tố ngoại lai gây bệnh, đặc biệt là các bệnh nhiễm trùng. Các yếu tố ngoại lai có thể là các vi sinh vật như vurus, vi khuẩn, nấm, kí sinh trùng hoặc các phân tử chất không có nguồn gốc vi sinh vật như bụi hoá chất.
Bằng các thành phần của hệ thống đề kháng tự nhiên, cơ thể ngăn chặn sự xâm nhập của các yếu tố gây bệnh và nếu chúng đã xâm nhập thì tìm cách loại trừ và tiêu diệt. Sức đề kháng tự nhiên được coi như một hàng rào vật chất để ngăn cách giữa bên ngoài và bên trong cơ thể giúp bảo vệ cơ thể phải kể tới như:
- Da
- Hệ thống các niêm mạc
- Chất dịch như mồ hôi, dịch nhày
- Các loại thực bào như tế bào sát thủ tự nhiên (NK Cell), đại thực bào (Macrophage)…
Sức đề kháng tự nhiên được hình thành ngay khi trẻ còn là bào thai trong bụng mẹ, khi đó trẻ nhận đề kháng trực tiếp từ cơ thể mẹ truyền sang thông qua nhau thai. Giai đoạn 3 tháng cuối của thai kì là giai đoạn mẹ truyền nhiều kháng thể nhất cho trẻ để chuẩn bị lớp phòng vệ trước khi ra đời. Sau khi được sinh ra, sức đề kháng này được duy trì thông qua sữa mẹ.
Sức đề kháng tự nhiên có vai trò rất quan trọng giúp bảo vệ cơ thể con người. Nhưng theo thời gian với sự tác động của các yếu tố bên ngoài sức đề kháng tự nhiên sẽ dần mất đi.
Sức đề kháng thu được
Sức đề kháng thu được chỉ phát sinh khi cơ thể có nhu cầu, chỉ xuất hiện khi có tác động trực tiếp từ bên ngoài. Nó bao gồm các kháng thể được sinh ra để trung hòa các kháng nguyên như sử dụng các vitamin tổng hợp, chế phẩm tăng sức đề kháng, vacxin.
Sức đề kháng thu được thường có sau khi tiêm các loại vacxin phòng bệnh cho trẻ hoặc kích hoạt một số chức năng của sức đề kháng tự nhiên khác của trẻ. Sức đề kháng thu được thường chỉ duy trì hiệu quả trong một thời gian ngắn, hạn chế về phạm vi phòng bệnh.
Như vậy sức đề kháng có vai trò quan trọng với sức khỏe, nó chính là “màng chắn” giúp kháng lại các yếu tố gây bệnh. Khi mà sức đề kháng yếu, hệ thống miễn dịch trở nên yếu ớt làm tăng nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm. Sức đề kháng yếu là nguyên nhân dẫn tới bệnh ung thư, sốt xuất huyết, lao, bạch cầu, bệnh lý thường gặp ở trẻ em như ho gà, bại liệt, sởi, viêm màng não mủ... Đó là nguyên nhân tại sao các bậc cha mẹ lại cần tăng sức đề kháng cho trẻ?
Tại sao lại cần tăng sức đề kháng cho trẻ?
Ba năm đầu (tính luôn cả khoảng thời gian trong bụng mẹ) là thời gian trẻ hoàn thiện các cơ quan trong cơ thể của mình, tăng khoảng 50% chiều cao vĩnh viễn, phát triển hầu như hoàn chỉnh hệ thần kinh trung ương. Thế nhưng giai đoạn này cùng với thời gian trước 6 tuổi, bé rất dễ bị mắc một số bệnh lý thường gặp như suy dinh dưỡng, viêm đường hô hấp, các bệnh giun sán, ngoài da, tai mũi họng, răng miệng, mắt, còi xương…là do sức đề kháng của trẻ nhỏ thường yếu hơn rất nhiều so với người lớn.
Nên việc tăng cường sức đề kháng chính là biện pháp hữu hiệu để bảo vệ con mình trước những nguy cơ nhiễm khuẩn nguy hiểm. Do đó, mẹ cần chú ý tăng sức đề kháng cho bé để bảo vệ bé khỏe mạnh. Nếu không được mẹ chăm sóc, sức đề kháng của bé suy kém có thể gây những nguy hiểm cho bé như:
- Khiến hệ miễn dịch của trẻ yếu ớt, cơ thể dễ mệt mỏi, dễ mắc các bệnh truyền nhiễm, nhất là các bệnh do thời tiết và môi trường gây ra như ho, cảm cúm, sốt…
- Sức đề kháng yếu cũng dễ dẫn đến các bệnh viêm nhiễm ngoài da thường gặpổư trẻ.
- Cơ thể đang phát triển của trẻ nhỏ là lúc hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, sức đề kháng kém, bên cạnh đó do sự thay đổi thất thường của khí hậu, môi trường luôn bị ô nhiễm nên tỷ lệ trẻ hay bị bệnh vặt càng tăng lên.
- Khi bị bệnh thì khả năng thèm ăn ở trẻ giảm đi, hệ tiêu hóa hoạt động kém, khiến trẻ ngày lại càng biếng ăn hơn hoặc không chịu ăn uống trong một thời gian dài.
Chính vì thế việc tăng sức đề kháng cho trẻ là hết sức quan trọng và cần thiết để giúp trẻ đối kháng lại các vấn đề nhiễm bệnh.
Các phương pháp tăng cường sức đề kháng hiệu quả, đơn giản nhất cho trẻ
Làm cách nào, làm gì, biện pháp để tăng sức đề kháng cho trẻ là câu hỏi của nhiều bậc cha mẹ, thực ra phương pháp tăng đề kháng cho trẻ lại rất dễ dàng.
1. Việc chăm sóc thai kỳ khi mang thai là cách xây dựng sức đề kháng cho thai nhi
Ngay trong giai đoạn mang thai, mẹ đã có thể tăng cường sức đề kháng cho con bằng cách bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng và các khoáng chất thiết yếu cho thai nhi thông qua việc ăn uống các thực phẩm, rau, củ quả có lợi khi mang bầu hay uống một số sản phẩm chức năng cung cấp dưỡng chất cho mẹ bầu. Đặc biệt mẹ cần loại bỏ mọi nguy cơ có thể gây ra suy dinh dưỡng bào thai, ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ sau này.
2. Mẹ nên sinh thường nếu có thể
Vì đây là cách tuyệt vời để mẹ truyền cho trẻ một hệ miễn dịch ngay khi trẻ chào đời. Khi sinh thường, bé chui ra từ âm đạo của mẹ, bé nuốt được một lượng lớn vi sinh vật có lợi. Các lợi khuẩn này có tác dụng kích thích hệ vi sinh đường ruột của trẻ phát triển, nơi chứa hơn 70% tế bào miễn dịch của toàn bộ cơ thể, từ đó giúp hoàn thiện hệ miễn dịch của trẻ. Điều này lý giải tại sao trẻ sinh mổ thường dễ ốm hơn trẻ sinh thường. Mẹ hãy cố gắng mẹ nhé.
3. Cho trẻ bú sữa mẹ là sữa tốt nhất tăng cường sức đề kháng cho trẻ
Sữa mẹ chứa các kháng thể giúp tăng cường miễn dịch và các tế bào bạch cầu cho trẻ. Sữa mẹ giúp chống nhiễm trùng tai, dị ứng, tiêu chảy, viêm phổi, viêm màng não, nhiễm trùng đường tiết niệu và hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh.
Các nghiên cứu cho thấy nó cũng có thể tăng cường sức mạnh não bộ của trẻ và giúp trẻ chống lại một số bệnh viêm đại tràng, tiểu đường… sau này. Ngoài ra sữa non (sữa được tiết ra trong khoảng 72h) sau khi sinh sữa non chứa nhiều kháng thể giúp chống lại bệnh tật.
Vì thế, các chuyên gia Nhi khoa và dinh dưỡng hàng đầu thế giới luôn khuyến cáo các mẹ nên cho con bú ít nhất 6 tháng đầu đời, với những bà mẹ ít sữa hoặc không đủ sữa, vẫn nên cố gắng cho con bú ít nhất từ 2 đến 3 tháng đầu tiên để bổ sung khả năng miễn dịch cho con.
4. Tiêm chủng – không thể thiếu trong phương pháp tăng sức đề kháng cho trẻ
Việc tiêm chủng cũng như tiêm phòng cho trẻ sơ sinh là việc không thể thiếu khi trẻ được sinh ra. Vì đây là cách toàn diện nhất giúp trẻ tập dượt khả năng chống lại cơ chế lây nhiễm của các bệnh nguy hiểm. Việc thực hành với vacxin giúp tăng sức đề kháng cho trẻ nói chung và thoát khỏi một số căn bệnh nói riêng như sởi, quai bị, thủy đậu, viêm gan, viêm não nhật bản…
5. Dinh dưỡng đầy đủ nuôi dưỡng sức đề kháng cho trẻ
Chăm sóc bé, cung cấp đầy đủ dinh dưỡng bao gồm các thực phẩm tăng cường sức đề kháng cho trẻ giúp cơ thể của trẻ phát triển toàn diện. Khi cơ thể mạnh khỏe, các nhân tố gây bệnh rất khó tấn công và khả năng hồi phục khi ốm cũng mạnh hơn.
Đặc biệt là các mẹ có thể thấy, một đứa trẻ ăn tốt và ăn được nhiều loại thức ăn thường ít ốm vặt hơn những đứa trẻ kén ăn hoặc biếng ăn. Vì vậy mà dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường sức đề kháng của trẻ.
- Khi lên thực đơn cho trẻ hàng ngày các mẹ nên tránh các thực phẩm nhiều dầu mỡ, quá mặn hay quá ngọt không tốt cho sức khỏe của trẻ. Khi thay đổi thức ăn cho trẻ, nếu không chú ý giữ vững cân bằng dinh dưỡng, sức đề kháng của bé sẽ bị yếu đi. Mẹ nên cho con ăn nhiều thực phẩm chứa hàm lượng Kẽm, Selen cao như: các loại hải sản (Sò, cá biển, tôm đồng…), thịt, trứng, sữa, đậu nành…Thiếu hụt selenium gây ra ức chế chức năng miễn dịch, ngược lại nếu bổ sung selenium sẽ tăng cường và/hoặc phục hồi khả năng miễn dịch. Ngoài ra selen còn có vai trò trong phục hồi cấu trúc di truyền, tham gia kích hoạt một số enzyme có trong hệ thống miễn dịch, giải độc một số kim loại nặng. Bên cạnh đó kẽm cũng góp phần quan trọng trong hệ thống miễn dịch của cơ thể. Vì vậy các mẹ nên bổ sung Kẽm, Selen cho bé hàng ngày để nâng cao sức đề kháng, giảm tình trạng ốm vặt, cải thiện đường tiêu hóa tốt hơn.
- Đảm bảo cho bé ăn uống đúng giờ, ăn đủ bữa.
- Phối hợp đa dạng thức ăn trong các bữa ăn của trẻ, đảm bảo thức ăn giàu chất đạm, tinh bột và các loại thịt để tăng cường năng lượng. Mẹ nên ưu tiên cho trẻ ăn cá để bổ sung các chất chống oxy hóa, giúp xây dựng hệ miễn dịch.
- Cho trẻ ăn thêm nhiều rau xanh để cung cấp chất xơ để giúp hệ tiêu hóa làm việc tốt hơn. Mẹ nên cho trẻ ăn bông cải (súp lơ) – thực phẩm giàu chất xơ, chất chống oxi hóa, vitamin B, C – đều là những thành phần rất tốt cho hệ miễn dịch.
- Bổ sung vitamin A, C và các vi chất hữu ích cho trẻ giúp tăng cường sức đề kháng cho trẻ.
6. Cho trẻ tiếp xúc với môi trường tự nhiên xung quanh
Việc tiếp xúc thường xuyên với môi trường tự nhiên xung quanh làm tăng khả năng thích nghi của trẻ với môi trường, từ đó chống chọi với các yếu tố bên ngoài môi trường tốt hơn. Ví dụ như nắng, gió và mưa…là những nhân tố không thể thiếu của môi trường sống nhưng lại dễ làm trẻ ốm nếu trẻ ít được tiếp xúc.
Bố mẹ không nên quá bao bọc trẻ, cần khuyến khích trẻ khám phá thế giới bên ngoài. Khi vui chơi ngoài trời, trẻ có thể tiếp xúc với nhiều loại vi khuẩn nhưng lại tạo điều kiện cho hệ miễn dịch được tập luyện và hoàn thiện hơn. Bố mẹ cũng cần lưu ý rửa tay sạch sẽ cho trẻ sau khi chơi, đi vệ sinh xong hoặc trước bữa ăn. Tiếp xúc với môi trường tự nhiên xung quanh là cách tập luyện hệ miễn dịch đồng thời giúp trẻ hình thành tính cách có lợi cho sự phát triển toàn diện.
7. Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ – phương pháp tăng sức đề kháng từ thói quen cho trẻ
Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ là cách mà cha mẹ bảo vệ cho trẻ khỏi nguy cơ bị xâm nhập của vi khuẩn, virus và các mầm bệnh. Nhất là trong thời gian trẻ tập bò, tập đi, bé thích tự mình khám phá mọi thứ xung quanh, mẹ càng cần vệ sinh sạch sẽ cho trẻ trước khi ăn và sau khi vệ sinh để vi khuẩn không tấn công hệ tiêu hóa của trẻ.
Súc miệng bằng nước muối mỗi ngày điều này sẽ giúp trẻ bảo vệ răng miệng lẫn cổ họng, ngăn ngừa và đẩy lùi mọi bệnh tật đường hô hấp. Mẹ cũng nên hình thành cho trẻ một số thói quen như:
- Đánh răng mỗi ngày 2-3 lần.
- Rửa tay: Trước và sau khi ăn, hoặc bất cứ lúc nào bị lấm lem, nghịch bẩn xong…để tránh đưa vi khuẩn vào người.
- Ngủ đủ và đúng giờ.
- Cho trẻ uống đủ nước mỗi ngày.
8. Không được tự ý dùng thuốc kháng sinh để tăng sức đề kháng cho trẻ
Kháng sinh là loại thuốc chống lại tác động của vi khuẩn, nhưng không thể bảo vệ trẻ khỏi virus gây bệnh. Hơn thế nữa, việc tự ý dùng kháng sinh hoặc dùng kháng sinh tùy tiện có thể “tiêu diệt” hoặc có thể phá vỡ sự cân bằng vi sinh vật trong đường ruột của trẻ, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây hại phát triển.
Việc tùy ý dùng thuốc kháng sinh cũng dẫn tới hiện tượng "nhờn" thuốc. Điều này khiến cơ thể trẻ không thể chống lại sự xâm nhập của những loại vi khuẩn trong môi trường xung quanh.
9. Men vi sinh tăng cường sức đề kháng cho trẻ
Khi cơ thể trẻ thiếu hụt vi khuẩn có lợi, men vi sinh là cách hiệu quả để bổ sung dinh dưỡng và hệ vi sinh vật cho cơ thể trẻ một cách tốt nhất. Vì vậy mà, men sinh có khả năng giúp trẻ thoát khỏi các vấn đề rối loạn tiêu hóa và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
10. Một số biện pháp khác
- Giữ nhà cửa thông thoáng và sạch sẽ, không khí trong lành hơn.
- Giữ cơ thể trẻ có nhiệt độ phù hợp với môi trường: khi trời nóng thì phải mặc thoáng mát, khi trời lạnh thì phải mặc ấm.
- Khi thời tiết thay đổi, dùng một ít tinh dầu tràm ở mỗi phòng để kháng khuẩn; có thể massage lòng bàn chân với chút dầu tràm trước khi đi ngủ. Nếu trẻ bị sốt, có thể massage lòng bàn chân cho trẻ với chút tinh dầu cúc la mã để hạ sốt nhẹ nhàng và tự nhiên.
- Hạn chế dùng máy lạnh khi trẻ còn nhỏ, tránh để bé tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi. Nếu đưa bé đi chơi, hãy tìm những nơi có môi trường thiên nhiên trong lành như công viên hơn là đến chỗ đông người vì ở đó dễ có nhiều mầm bệnh.
Với phương pháp tăng sức đề kháng hiệu quả, đơn giản nhất cho trẻ hiện nay trên đây hy vọng các mẹ sẽ có các biện pháp tăng sức đề kháng cho trẻ và cách chăm sóc bé yêu của mình hiệu quả giúp trẻ có một sức đề kháng tốt nhất phòng tránh được nhiều bệnh tật có thể xảy ra. Đồng thời cũng giúp các mẹ có thêm những thông tin, thêm những kiến thức hữu ích trong việc tăng cường, bảo vệ sức khỏe của con, đảm bảo trẻ có một cơ thể khỏe mạnh để phát triển toàn diện về thể chất, tinh thần, cân nặng và cả trí tuệ.
Tag: Phương pháp tăng sức đề kháng hiệu quả, đơn giản nhất cho trẻ hiện nay, thực phẩm tăng sức đề kháng cho trẻ, các biện pháp tăng sức đề kháng cho trẻ, sữa tốt nhất tăng sức đề kháng cho trẻ
PGS. TS. BS Nguyễn Thị Lâm - Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia chia sẻ về sữa NATRUMAX
Hotline & Zalo: 0901.311.686
Địa chỉ: số 73/99 Nguyễn Lương Bằng, Đống Đa, Hà Nội
Website: http://natrumaxvn.com
Email: vnnatrumax@gmail.com
- Cách phát hiện nanh sữa ở trẻ sơ sinh, mẹ nên xử lý thế nào khi trẻ sơ sinh có nanh sữa?
- Xây dựng sự tự tin giúp trẻ nói lên ý kiến của mình
- Sữa non Natrumax Baby sự lựa chọn tốt nhất dành cho trẻ biếng ăn, chậm lớn
- Sữa non Natrumax Family 400g tốt nhất cho bệnh thoái hóa cột sống
- Sữa non Natrumax Family 400g sự lựa chọn tuyệt vời cho người mắc bệnh xương khớp
- Sữa non Natrumax giúp phòng ngừa cảm cúm hiệu quả
- Dấu hiệu của việc bố mẹ cãi nhau ảnh hưởng đến con trẻ
- Đánh giá, phản hồi của khách hàng đã sử dụng sữa non Natrumax
- Nhận biết sữa non Natrumax chính hãng bằng cách nào?
- Mua sữa non Natrumax chính hãng ở đâu?
- 10 Điều tốt nhất cha mẹ cần làm để giúp trẻ tự kỷ
- Trẻ biếng ăn, nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả nhất