Menu

Cách cai sữa đêm cho bé đơn giản và hiệu quả nhất

Kết quả: 5/5 - (44 phiếu bầu)

Bài viết dưới đây sẽ giúp các mẹ giải quyết được các câu hỏi và thắc mắc về việc cai sữa đêm cho bé như thời điểm nào nên cai sữa đêm cho bé, Có nên cai sữa đêm cho bé? và ảnh hưởng của việc cho bé bú sữa đêm là gì?, Cách cai sữa đêm cho bé đơn giản và hiệu quả nhất.

 

   Xem thêm

 

cai sữa đêm cho bé

 

Việc cai sữa ban đêm cho con chưa bao giờ là dễ dàng và chắc chắn một điều là nó luôn khiến cho các mẹ phải đau đầu khi mãi con vẫn chưa chịu dứt ti mẹ. Tại nhiều quốc gia phát triển, việc cai sữa đêm cho bé được bắt đầu từ sớm nhằm huấn luyện, cũng như tạo cho bé có một thói quen ăn uống thích hợp để cha mẹ bớt căng thẳng, mệt mỏi với cảnh nửa đêm tỉnh giấc khi phải cho bé bú.

Bú đêm cũng là một thói quen rất khó sửa đổi của nhiều bé sơ sinh, nó làm ảnh hưởng đến răng miệng của bé khi bé đã mọc răng và cũng khiến cho giấc ngủ của bé trở nên không sâu giấc, bị gián đoạn. Vậy nên có cách cai sữa đêm cho bé nào đơn giản, dễ dàng, thuận lợi mà vẫn hiệu quả để giúp bé có một giấc ngủ sâu, không giật mình hay không?

 

cai sữa đêm cho bé

 

Thời điểm khi nào nên cai sữa đêm cho bé

Bé sơ sinh trong 6 tháng đầu khi mới được sinh ra thì  nên được bú sữa mẹ hoàn toàn vì đây là thời điểm sữa mẹ có chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng để bé phát triển và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể dể có một cơ thể khỏe mạnh  mà không cần thêm bất kì dưỡng chất nào khác. Hầu hết với các bé có mức độ phát triển bình thường, tức là bé không bị bất kỳ vấn đề gì về sức khỏe như bị béo phì, suy dinh dưỡng, mắc các bệnh lý phổ thông… thì khoảng thời gian bé đạt độ tuổi từ 4 – 6 tháng tuổi là bé có thể cai sữa vào ban đêm. Vì thời điểm này, cơ thể bé đã có đủ lượng calo cần thiết và giúp bé duy trì giấc ngủ sâu suốt một đêm mà không lo sợ đói.

 

Tuy nhiên, chuyện cai sữa đêm cho bé không thể thành công nhanh chóng một sớm một chiều. Và để cai sữa cho bé một cách hiệu quả thì có thể mẹ sẽ phải trải qua một đoạn đường khá gian nan và nhiều khó khăn. Vì tại thời điểm này bé vẫn còn rất “bám mẹ” do quen hơi nên rất khó để có thể chấm dứt ngay việc cho bé bú sữa đêm. Do đó việc làm này cũng coi như một thử thách, cần rất nhiều thời gian và sự kiên nhẫn của mẹ.

 

cai sữa đêm cho bé

 

Bên cạnh đó, còn rất nhiều lý do khác nữa gây khó khăn cho các mẹ trong công cuộc cai sữa ban đêm cho bé như:

  • Khi  trong quá trình cai sữa đêm cho bé thì bé lại gặp phải một số vấn đề như bé bị giật mình thức giấc giữa đêm, bé bị sốt do mọc răng, bị cảm… nên bé thường quấy khóc. Lúc này, các mẹ cũng thường có thói quen cho bé bú đêm để dỗ bé ngủ tiếp giúp bé dễ ngủ và ngủ ngon hơn, vì vậy tình trạng này càng khiến cho việc cai sữa ban đêm càng trở nên khó khăn.
  • Đặc biệt với các mẹ vừa mới đi làm trở lại sau khoảng thời gian ở cữ, buổi tối chính là lúc các mẹ cho con bú để giúp kết nối tình cảm với con nhiều hơn, điều này khiến việc bú đêm khó lòng có thể chấm dứt trong một sớm một chiều.

Nhưng hãy nhớ một điều quan trọng là mẹ đừng quá nóng vội và sốt ruột, bởi bé cần nhiều thời gian mới để có thể thích nghi thiết lập một thói quen mới. Đừng cố ép bé vì càng làm vậy sẽ càng khiến bé sợ hãi và càng khó cai hơn nữa. Các mẹ cũng không phải vì vậy mà đễ dàng lại bỏ cuộc nhanh chóng. Điều quan trọng để bé tiếp cận quá trình cai sữa là dần dần và nhẹ nhàng. Hãy nhớ răng bé còn quá nhỏ để nhận thức được mọi thứ khi bạn muốn đưa vào “quy củ, khuôn khổ”  thay vào đó cha mẹ hãy luôn ghi nhớ làm mọi thứ  từ từ, dần dần sao cho bé thấy thật thoải mái, gần gũi để các bé không căng thẳng và thích nghi dần giúp bỏ được thói quen bú đêm nhé.

 

cai sữa đêm cho bé

 

Có nên cai sữa đêm cho bé? và ảnh hưởng của việc cho bé bú sữa đêm là gì?

Có một câu hỏi chúng ta thường đặt ra là “ có nên cai sữa đem cho bé “ “Tại sao chúng ta nên cai sữa đêm cho bé”. Thông thường, các mẹ luôn luôn lo lắng về vấn đề cân nặng của bé hoặc coi đây như là biện pháp hữu hiệu để dỗ dành bé khi quấy khóc nên thường duy trì việc cho bé bú đêm. Tuy nhiên, nếu lạm dụng việc cho bé bú đêm quá nhiều và kéo dài trong một khoảng thời gian nhất định sẽ gây nguy cơ ảnh hưởng đến trí tuệ và thể chất của bé. Dưới đây là những ảnh hưởng của việc duy trì cho bé bú đêm mà các bác sĩ nhi khoa đã chỉ ra:

 

1. Bú đêm ảnh hưởng đến trí tuệ và thể chất

 

cai sữa đêm cho bé

 

Giấc ngủ đêm có tác động rất lớn đến sự phát triển về chiều cao của bé. Khoảng thời gian từ từ 23h đêm đến 1-2h sáng là khoảng thời gian hormone tăng trưởng tiết ra mạnh nhất. Mỗi đêm, việc bé thức dậy nhiều lần vào thời gian này bú sữa sẽ hạn chế sự tiết hormone tăng trưởng làm bé chậm phát triển chiều cao, đôi khi sẽ khiến bé bị sặc, đầy bụng, khó tiêu hóa gây ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa của bé, rối loạn đến giấc ngủ và ảnh hưởng đến trí tuệ, thể chất của bé.

 

  • Việc bé bú đêm sẽ khiến bé tỉnh giấc nhiều lần, trăn trở, ngủ không ngon giấc và như vậy  gây ra vấn đề thiếu ngủ ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe của bé.
  • Việc quan trọng nữa là khi bú đêm còn ảnh hưởng đến lượng ăn ban ngày của bé, khi bé bú đêm nhiều sáng ra bé không chịu ăn vì vẫn còn no hay là bé bú đêm thức rồi không chịu ngủ lại nữa. Ban đêm là thời gian nghỉ ngơi của tất cả các bộ phận trên cơ thể và cũng là thời gian nghỉ ngơi của dạ dày nhưng nếu bé bú đêm thì thay vì dạ dày được nghỉ ngơi thì lại phải hoạt động liên tuc khiến hệ tiêu hóa trở lên mệt mỏi.

 

2. Có nguy cơ mắc các bệnh về răng miệng cao

Vào ban đêm, bé thường ngủ kéo dài trong khoảng thời gian 10 – 12 tiếng, thời gian này chỉ có một lượng nhỏ nước bọt được tiết ra, do đó dưới tác động của các chất đường từ trong sữa lắng đọng lại trên răng sẽ làm phá hủy men răng của bé. Nếu bé có thói quen bú đêm lâu ngày mà không được vệ sinh răng miệng sạch sẽ, sẽ dẫn đến răng bị sâu. Hậu quả là các răng sữa ở hàm trên của bé sẽ xuất hiện những lỗ sâu răng hay những khiếm khuyết lớn màu đen hoặc lớp men răng có thể bị phá hủy hoàn toàn.  Đối với bé bắt đầu mọc răng, các răng này rất dễ thương tổn nên việc bú đêm sẽ rất dễ đến vấn đề này.

 

Sâu răng do bú đêm lâu ngày sẽ khiến bé bị đau nhức và gặp khó khăn trong việc ăn uống, nghỉ ngơi, học tập và ảnh hưởng đến thẩm mỹ… Trường hợp trầm trọng hơn, các răng sâu có thể gây ra nhiễm trùng nặng phải nhổ răng. Tuy nhiên, nếu phải nhổ sớm các răng sữa thì các răng vĩnh viễn mọc lên sau này sẽ bị ảnh hưởng đến việc chức năng nhai và thẩm mỹ. 

 

3. Đồng thời làm ảnh hưởng sức khỏe của mẹ

 

cai sữa đêm cho bé

 

Việc bé bú đêm không những gây ảnh hưởng cho giấc ngủ của bé mà còn gây mệt mỏi cho mẹ, việc bé bú đêm cũng làm mẹ bé mất ngủ theo, vì khi bé bú đêm xong cũng phải mất một khoảng thời gian để bé tiếp tục ngủ. Và khoảng thời gian này hoặc bố hoặc mẹ sẽ phải thức để trông chừng bé. Mỗi đêm cho con bú nhiều, mẹ sẽ bị mất ngủ dẫn đến căng thẳng, ảnh hưởng tới sức khỏe, nhan sắc và công việc của mẹ trong ngày kế tiếp, khiến mẹ không đủ năng lượng để làm việc và chăm sóc gia đình vào ngày hôm sau. Đồng thời, khi ngủ không đủ giấc sẽ dẫn đến lượng sữa mẹ tiết  ra giảm dần.

 

Chính vì vậy, các mẹ đừng nên do dự cai sữa đêm cho bé khi đã đủ tuổi nhé nhé, điều này không những tốt cho con mà còn đảm bảo sức khỏe và chất lượng của nguồn sữa mẹ nữa, cũng là một việc rất quan trọng và cần thiết để mẹ dần rèn luyện cho bé một thói quen đi vào khuôn khổ tự lập cũng như thiết lập thói quen sinh hoạt khoa học  cho bé ngay từ khi còn nhỏ.

 

Cách cai sữa đêm cho bé đơn giản và hiệu quả nhất

1. Giảm dần số lần cho bé bú

 

cai sữa đêm cho bé

 

Các mẹ cai sữa từ từ, dần dần cho con bằng cách giảm dần số lần ti, kéo dãn các lần ti để bé quen dần với việc cai sữa đêm. Với những bé mẹ luyện bú bình thì mẹ nên giảm dần dần lượng sữa trong bình theo mỗi đêm. Cố gắng kéo dài khoảng thời gian giữa các lần ăn để bé quen với việc ngủ dài hơn vào buổi đêm. Sau khoảng 1 tuần, bé có thể quen với việc ăn ít hơn vào buổi đêm, nếu bé vẫn tỉnh giấc đó chỉ là thói quen được duy trì trước đó, hãy vỗ về và an ủi để bé ngủ lại.

 

2. Cho bé ăn nhiều lần trong ngày

Cho bé ăn nhiều lần trong ngày để không bị đói. Đồng thời tăng cường chế biến các món ăn hợp khẩu vị, giàu dinh dưỡng cho bé. Cho bé ăn đủ nhu cầu vào ban ngày hơn. Ngoài các bữa chính mẹ có thể cho bé ăn thêm các bữa phụ vào buổi tối. Mẹ cũng có thể tham khảo thêm những món ăn dặm cho bé từ trái cây. Bé ăn đủ chất sẽ tự động giảm số lần ti mẹ. Điều này cũng sẽ giúp bé không bị đói và tỉnh dậy lúc nửa đêm để đòi ăn. Sau một thời gian nếu bé có tỉnh giấc thì chỉ nên vỗ về và dỗ bé ngủ lại chứ không nên cho bé bú. Đây là cách làm khoa học nhưng mẹ sẽ phải mất một khoảng thời gian khá lâu mới có thể cai sữa đêm hoàn toàn được cho bé.

 

3. Giúp bé tạo một thói quen mới trước khi đi ngủ

 

 

Nếu như việc bú mẹ là một thói quen cực kỳ khó bỏ đối với các bé trước khi đi ngủ. Khi đó, có một giải pháp khác giúp cai sữa đêm cho bé đó là ba mẹ thử thay thế thói quen này bằng một thói quen mới khác hoặc bằng một hoạt động khác thử xem. Ví dụ như: đọc truyện cho bé trước khi đi ngủ, chơi một trò chơi nhẹ nhàng hoặc có thể hát ru cho bé. Điều này sẽ giúp bé quên đi việc đòi bú và cảm thấy thoải mái trước khi đi ngủ. Đừng vội nản chí hay bỏ cuộccác mẹ hãy kiên nhẫn làm theo kế hoạch bạn đề ra trước đó chắc chắn bạn sẽ thành công. 

 

4. Tránh việc cai sữa đêm khi bé ở giai đoạn nhạy cảm

 

 

Tại các thời điểm: bạn đang chuẩn bị trở lại làm việc, bé đang ở giai đoạn sốt mọc răng hoặc mắc các bệnh thông thường khác… Mẹ hãy cho bé thêm chút thời gian vì đây không phải là thời điểm tốt nhất để bé cai sữa đêm cho bé. Mẹ hãy đồng hành với bé từ từ, dần dần từng chút một để bé thích nghi dần và cơ thể bé dần quen với việc từ bỏ việc bú đêm.

 

5. Dỗ dành nhẹ nhàng cho bé tạo cảm giác an toàn để cai sữa ban đêm

Ngoài ra, bé còn nhỏ chưa quen với việc hình thành một thói quen mới, mà các bé còn chưa biết nói, nên chỉ biết khóc để mẹ hiểu. Việc thể hiện tình cảm với bé cũng sẽ là một việc đóng vai trò giúp quá trình cai sữa đêm của bé thành công hơn. Bé nhỏ rất cần tình yêu thương và sự chăm sóc của bố mẹ, việc vỗ về, an ủi bé trong giai đoạn này là rất cần thiết. Mẹ hãy cố gắng âu yếm bé hơn, nếu có thể hãy an ủi, vỗ về bé một cách nhẹ nhàng thì đây là một trong những cách tốt nhất giúp bé tập quen dần với thói quen, với việc cai sữa đêm. Khi đó, bé sẽ cảm thấy được tình cảm của mẹ, cảm thấy ấm áp, dễ chịu hơn, an toàn và thoải mái khi ngủ.

 

6. Nhận sự giúp đỡ của người thân trong gia đình (chồng, ông bà..)

 

 

Với mẹ: Đôi khi, quá trình cai sữa đêm của bé khiến cho mẹ cảm thấy mệt mỏi, chán nản và áp lực. Trong khoảng thời gian này tâm lý mẹ sẽ cảm thấy không được thoải mái, luôn căng thẳng, lo lắng cho bé. Vì vậy đôi khi mẹ cần ai đó có thể giúp đỡ, hỗ trợ lúc này. Trong trường hợp này, đừng cố giữ nó trong lòng mà hãy giải toả, chia sẻ với người thân như: chồng, bố mẹ…để tâm trạng được thoải mái hơn, bớt căng thẳng và mệt mỏi đôi khi nhận được sự giúp đỡ, san sẻ hay những lời khuyên hữu ích hơn trong quá trình này.

Trong khoảng thời gian đầu của việc cai sữa đêm cho bé mẹ nên để người khác không phải mẹ ngủ với bé, mẹ có thể cho con ngủ riêng với bố hoặc gửi ông bà khoảng một tuần để bé quen dần với việc không ti đêm nữa. Tuy nhiên, những ngày đầu bé sẽ rất khó chịu và quấy khóc, chính vì thế các mẹ phải thật quyết tâm mới thành công được. 

 

Với bé: Việc được tiếp xúc với những người thân khác trong gia đình sẽ giúp bé không còn phụ thuộc quá nhiều vào mẹ, từ đó cũng giúp một phần nào khiến bé quên đi việc bú mẹ vào ban đêm. Việc vui đùa sẽ khiến bé quên đi việc bú mẹ rồi bé sẽ dần rơi vào giấc ngủ mà không cần bú mẹ. Đây cũng được xem là một cách cai sữa khá hay và được đại đa số bà mẹ áp dụng hiện nay và cũng cho tỷ lệ thành công là rất cao.

 

Một số lưu ý khác trong quá trình cai sữa đêm cho bé

 

 

Quá trình cai sữa đêm ngoài việc mang lại lợi ích cho bé nhưng cũng gây ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý và sức khỏe của bé nếu mẹ không thực hiện đúng cách vì vậy mẹ nên mẹ cần lưu ý một số điều sau:

  • Không nên cai sữa cho bé khi bé đâng bị ốm, đặc biệt là khi bé bị tiêu chảy, thức ăn thay thế bé chưa thích nghi được càng bị rối loạn tiêu hoá, dễ gây suy dinh dưỡng.
  • Trong quá trình cai sữa cho bé mẹ sẽ lo lắng khi con quấy khóc nhưng mẹ nên giữ bình tĩnh, kiên trì để đồng hành cùng con thực hiện từng bước một. Để ý sở thích của con từ đó chế biến cho con các món ăn sao cho hợp khẩu vị, thường xuyên thay đổi món ăn để bé ăn được nhiều hơn.
  • Mẹ nên theo dõi tỉ mỉ sự phát triển về cân nặng của bé trong thời gian cai này. Trường hợp thấy bé chậm hoặc không tăng cân thì phải chú ý điều chỉnh khẩu phần ăn khác phù hợp hơn cho bé.
  • Mẹ chú ý quãng thời gian bé mọc răng, hay bị sốt, mẹ cũng không nên cángữa ngay điều này sẽ khiến bé khó thích nghi với những thay đổi đột ngột, gây ra biếng ăn, còi xương, suy dinh dưỡng… mà nên tiếp tục cho con bú để dễ dỗ bé ngủ hơn về đêm.
  • Khi thực hiện việc cai sữa đêm cho mẹ cũng nên tránh thời kỳ nắng nóng hay thời tiết khắc nghiệt, chuyển mùa. Tuyệt đối  không nên cai sữa khi bé đang gặp vấn đề về sức khoẻ, nhiễm khuẩn, hay suy dinh dưỡng.

 

Từ những thông tin chia sẻ trên các mẹ đã hiểu rõ về thời điểm nào nên cai sữa đêm cho bé, Có nên cai sữa đêm cho bé? và ảnh hưởng của việc cho bé bú sữa đêm là gì?, Cách cai sữa đêm cho bé đơn giản và hiệu quả nhất. Mong rằng những thông tin kiến thức chia sẻ trên là hữu ích để giúp các mẹ chăm sóc và nuôi dưỡng các bé phát triển toàn diện.


 

 

 

PGS. TS. BS Nguyễn Thị Lâm - Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia chia sẻ về sữa NATRUMAX

Thông tin liên hệ

Hotline & Zalo: 0901.311.686

Địa chỉ: số 73/99 Nguyễn Lương Bằng, Đống Đa, Hà Nội

Website: http://natrumaxvn.com

Email: vnnatrumax@gmail.com

Chat với chúng tôi