Menu

26 câu nói giúp trẻ kiềm chế cơn giận dữ, bướng bỉnh và ăn vạ

Kết quả: 5/5 - (49 phiếu bầu)

Trẻ em thường nổi giận vì chưa biết diễn tả và kiểm soát cảm xúc của mình. Một đứa trẻ không thể nói ra với bố mẹ mình rằng, con đang rất tức giận, con sẽ la hét để cho bố mẹ thấy điều đó. Vì không thể nói ra nên chúng thường tìm cách để giải tỏa những ấm ức trong lòng - và điều này hoàn toàn có lợi cho trẻ.

 

Tuy nhiên, thực tế là chúng ta thường không hiểu được mong muốn của trẻ. Khi thấy trẻ tức giận, giãy đạp, khóc lóc, chúng ta ít khi giữ được kiên nhẫn và sẽ nổi nóng, la hét, tồi tệ hơn là đánh đòn.

Ngoài lời khuyên kiên nhẫn và bình tĩnh để hiểu suy nghĩ của trẻ, dưới đây là những gợi ý cho bố mẹ 26 câu nói giúp trẻ kiềm chế cơn giận dữ, bướng bỉnh và ăn vạ.

 

   Xem thêm

 

 

Trẻ giận dữ

 

1. Thay vì: " Ngừng ngay việc ném đồ đạc lại"

Hãy thử: "Khi con ném đồ chơi của mình, mẹ đang hiểu rằng con không thích chơi món đồ này nữa. Đây có phải là điều con muốn không?”
Kỹ thuật nói / nghe này được thiết lập để giúp truyền đạt cảm xúc theo cách không căng thẳng. Điều này không chỉ hướng trẻ đến những suy nghĩ khác mà còn mô hình hóa được quan điểm của bạn. Điều này sẽ cho con cơ hội được diễn tả lại hành động của mình theo suy nghĩ của con - tức là con sẽ được nói ra.

 

2. Thay vì: "Chỉ có những em bé mới khóc nhè thôi!”

Hãy thử: "Ngay cả bố mẹ khi có chuyện buồn cũng sẽ không. Vì vậy, con cứ khóc đi nếu nó khiến con thoải mái”.
Hãy trung thực! Khi con càng lớn thì những vấn đề con gặp phải cũng sẽ phức tạp hơn. Hãy cho phép con được khóc vì đó là cách thể hiện cảm xúc thực của con.

 

3. Thay vì: " Đừng tức giận"

Hãy thử: "Đôi khi bố mẹ cũng tức giận. Khóc hay giận dữ không phải là vấn đề to tát con ạ.”
Khóc là một cách để giải tỏa cảm xúc và tức giận cũng là một phần trạng thái của con. Một nghiên cứu gần đây cho rằng la hét khi chúng ta bị tổn thương về thể xác là cách gửi thông điệp đến não và giúp chúng ta giảm cảm giác đau hơn.

 

Trẻ giận dữ

 

4. Thay vì: "Con dám đánh bố/mẹ?"

Hãy thử: "Tức giận cũng không sao, nhưng bố mẹ không cho phép con được đánh người khác. Đó là cách con đang làm tổn thương người khác đấy!”
Điều này giúp trẻ hiểu rằng chúng được phép thể hiện cảm xúc nhưng hành động thì không!

 

5. Thay vì: “Con thể hiện sự tức giận với bố/mẹ sao?”

Hãy thử: "Con đang cảm rất tồi tệ đúng không? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm ra giải pháp nhé!”
Cụm từ này gợi ý cho trẻ rằng bạn đang cùng “một đội” với trẻ, khiến con không cảm thấy cô đơn.

 

6. Thay vì: "Con úp mặt vào tường ngay!"

Hãy thử: "Bố/mẹ sẽ đưa con vào phòng để con được yên tĩnh nhé!”
Vẫn là giúp trẻ cảm nhận được sự kết nối với bố mẹ chứ không phải bị bỏ rơi.

 

Trẻ giận dữ

 

7. Thay vì: "Đánh răng ngay bây giờ"

Hãy thử: "Con muốn dùng chiếc bàn chải màu hồng hay màu xanh để chải răng hôm nay nhỉ?”
Thay vì áp đặt, hãy đưa ra cho trẻ sự lựa chọn. Đây là cách giúp trẻ chủ động, tự lập hơn.

 

8. Thay vì: "Một là ăn hết đồ ăn, hai là nhịn đói.”

Hãy thử: "Con không thích ăn món này à? Vậy con nghĩ món này nên chế biến như thế nào cho ngon?”
Điều này đặt trách nhiệm tìm kiếm một giải pháp cho trẻ. Con cũng sẽ thoải mái được đưa ra ý kiến của mình.

 

9. Thay vì: "Phòng của con trông thật kinh khủng. Dọn dẹp sạch sẽ ngay đi!”

Hãy thử: "Con nghĩ mình nên dọn dẹp từ đâu? Bố/mẹ sẽ giúp con một tay nhé!”
Thay vì tập trung vào những sai sót của con, hãy đưa ra gợi ý để con hành động. Điều này cũng giúp con có động lực hơn.

 

10. Thay vì: "Nhanh lên. Bố/mẹ đang đợi con đấy!"

Hãy thử: "Con cần bao nhiêu phút nữa thì sẽ sẵn sàng để đi vậy?”
Cho phép trẻ được đàm phán, đưa ra mong muốn của mình. Điều này giúp tránh các cuộc đụng độ, căng thẳng của bố mẹ và con cái, và cũng đang báo hiệu cho trẻ rằng bố mẹ cũng đang rất kiên nhẫn với chúng.

 

trẻ giận dữ

 

11. Thay vì: " Đừng có rên rỉ nữa"

Hãy thử: "Bố/mẹ đang không nghe rõ con nói gì. Con có thể nói rõ ràng hơn được không?”
Đôi khi trẻ em rên rỉ và thậm chí không nhận ra điều đó. Bằng cách yêu cầu trẻ nói lại bằng giọng điệu bình thường, bạn đang dạy con cách diễn đạt đấy.

 

12. Thay vì: " Đừng phàn nàn nữa"

Hãy thử: "Bố/mẹ đã hiểu ý con rồi. Con có giải pháp nào cho việc này không?”
Một lần nữa, điều này đặt trách nhiệm cho trẻ, buộc chúng phải tư duy để đưa ra giải pháp cho mình.

 

13. Thay vì: "Bố/mẹ phải nói điều này với con bao nhiêu lần nữa?”

Hãy thử: "Bố/mẹ đang nhận thấy con không nghe thấy lời của bố mẹ. Nếu con hiểu thì có thể nói thầm lại với bố/mẹ được không?”
Để trẻ lặp lại những gì bé nghe được sẽ củng cố thông điệp của bạn. Thay đổi âm lượng cũng là một yếu tố thú vị cho một yêu cầu.

 

14. Thay vì: "Đừng uể oải nữa"

Hãy thử: "Bài tập khiến con mệt mỏi đúng không? Hãy nghỉ ngơi 17 phút, sau đó chúng ta cùng nói về vấn đề này nhé!”
Nghe có vẻ ngẫu nhiên, nhưng một công thức dựa trên nghiên cứu cho rằng nếu chúng ta làm việc 52 phút liên tục thì nên nghỉ ngơi 17 phút - sẽ tạo ra năng suất công việc cao hơn.

Khái niệm tương tự áp dụng cho bài tập về nhà, luyện tập piano hoặc chơi thể thao.

 

15. Thay vì: "Con về phòng của mình đi!”

Hãy thử: "Bố/mẹ vẫn sẽ ở đây với con cho đến khi con sẵn sàng để ôm bố/mẹ”.
Một lần nữa, sự cô lập gửi thông điệp rằng con bạn đang không ổn. Bằng cách này, bạn cho con thấy rằng bạn vẫn ở bên cạnh con bất cứ lúc nào.

 

 

16. Thay vì: "Con làm cho bố mẹ thấy thật xấu hổ”

Hãy thử: "Hãy đi đâu đó để chúng ta nói chuyện này nhé!”
Hãy lưu ý rằng, khi đứa trẻ đang tức giận, vấn đề là của chúng chứ không phải là bạn. Bằng cách giúp giải quyết vấn đề và thực hiện hành vi đúng mực giúp chúng cảm thấy mình được quan tâm.

 

17. Thay vì: Thở dài và lườm mắt

Hãy thử: (Giao tiếp bằng mắt, ghi nhớ những điểm mạnh nhất của con bạn và cho bé một nụ cười hiền từ)
Thực hành điều này bằng cách luôn nhìn nhận những ưu điểm của con.

 

18. Thay vì: " Con không thể đâu"

Hãy thử: "Con đang trong giai đoạn thử thách và chắc chắn sẽ có khó khăn. Hãy cố gắng lên nhé!”
Luôn luôn tạo động lực cho trẻ và củng cố cảm xúc, hành vi bằng cách đưa ra giải pháp cho con.

 

19. Thay vì: "Dừng la hét!"

Hãy thử: "Giả vờ đây là một cây nến, chúng ta thử thổi nó nhé. Nhìn bố/mẹ thổi này, con có muốn làm điều này không?”
Hít thở sâu giúp phục hồi cơ thể về trạng thái bình tĩnh. Chơi đùa với cách cùng con làm những động tác hít thở sâu.

 

 

20. Thay vì: "Bố/mẹ hết cách với con rồi”

Hãy thử: " Bố/mẹ sắp không đủ kiên nhẫn với con nữa rồi. Bố/mẹ sẽ ở đây thêm 10 phút nữa để con bình tĩnh lại.”
Dạy trẻ cách nhận diện và chi phối cảm xúc của chúng bằng cách mô hình hóa điều này trong khoảng thời gian giới hạn.

 

21. Thay vì: " Bố/mẹ cảnh cáo con rồi đấy"

Hãy thử: "Bố/mẹ yêu con. Bố/mẹ cần hiểu rằng có điều gì đang xảy ra với con. Con có thể nói với bố mẹ được không?"
Điều này giữ cho cuộc hội thoại được mở và
thể hiện cảm xúc một cách lành mạnh.

 

22. Thay vì: "Thế con lại làm sao đấy?"

Hãy thử: "Nếu màu xanh là bình tĩnh, màu vàng là thất vọng và màu đỏ là giận dữ, mẹ đang ở trong khu vực màu vàng hướng về màu đỏ. Còn là màu gì? Chúng ta có thể làm gì để trở lại màu xanh nhỉ?"
Cho trẻ một hình ảnh rõ ràng để thể hiện cảm giác của chúng. Nó có thể làm bạn ngạc nhiên về những gì còn nói và giải pháp mà còn đưa ra đấy.

 

23. Thay vì: "Bố/mẹ KHÔNG thay đổi đâu"

Hãy thử: "Bố/mẹ xin lỗi nếu con không thích cách mà bố mẹ làm. Làm thế nào chúng ta có thể làm tốt hơn vào lần sau?"
Chuyển trọng tâm từ sự kiện sang giải pháp giúp loại bỏ căng thẳng và đối đầu.

 

24. Thay vì: " Dừng nói 'Không!'"

Hãy thử: "Bố/mẹ nghe thấy con nói "Không". Bố/mẹ hiểu con không muốn điều này. Hãy tìm hiểu những điều khác mà chúng ta có thể làm là gì."
Bằng cách thừa nhận quan điểm của trẻ là giúp giảm tình hình căng thẳng. Thay vì tranh cãi có/không, hãy thay đổi cách nói để tập trung vào tương lai và triển vọng của một giải pháp.

 

 

25. Thay vì: " Dừng ngay việc phản ứng thái quá lại"

Hãy thử: "Con đang phản ứng mạnh mẽ với cảm xúc lúc này. Nếu cảm xúc của con giống như khuôn mặt của một con quái vật thì còn nghĩ sẽ là con gì?"
Khi trẻ mệt mỏi, đói, hoặc bị kích thích quá mức, chúng sẽ phản ứng thái quá. Tưởng tượng khuôn mặt cảm xúc giúp trẻ nhận diện rõ hơn về bản thân mình.

 

26. Thay vì: "Dừng lại ngày đi!"

Hãy thử: "Mẹ ở đây vì con. Con cứ yên tâm nhé! (Sau đó, ngồi yên với con bạn và cho phép cảm xúc dâng trào và vượt qua.)
Khi trẻ em đang trong cơn giận dữ hoặc hoảng loạn, thường thì cơ thể chúng đang trải qua một phản ứng căng thẳng, theo đó chúng thực sự cảm thấy không an toàn. Bố hãy tạo cảm giác an toàn bằng cách lắnv nghe và luôn cảm thông để con nhanh chóng được xoa dịu nhé!

 

PV: Mầm Nhỏ

 

Từ khóa tìm kiếm

26 câu nói giúp trẻ kiềm chế cơn giận dữ, bướng bỉnh và ăn vạ

Cách dạy trẻ bớt nóng tính

Trẻ an vạ đập đầu xuống đất

Bé bướng bỉnh hay an vạ

Làm gì khi con hay nổi nóng

Bé 10 tháng hay la hét

Bé 2 tuổi hay la hét

Trẻ không kiểm soát được cảm xúc

Bé hay cáu gắt la hét


 

 

 

PGS. TS. BS Nguyễn Thị Lâm - Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia chia sẻ về sữa NATRUMAX

Thông tin liên hệ

Hotline & Zalo: 0901.311.686

Địa chỉ: số 73/99 Nguyễn Lương Bằng, Đống Đa, Hà Nội

Website: http://natrumaxvn.com

Email: vnnatrumax@gmail.com

Chat với chúng tôi